6 Chính sách di trú có thể khôi phục khi Trump quay lại Nhà Trắng

Trong nhiệm kỳ đầu (2017 – 2021), ông Trump đã thắt chặt chính sách nhập cư, nhất là các diện bảo lãnh gia đình. Hiện tại, chính quyền Biden đã nới lỏng nhiều quy định, nhưng nhiều khả năng Trump sẽ khôi phục lại các chính sách cũ trong nhiệm kỳ thứ hai sắp tới (2024 – 2028).

Trong bài viết này, hãy cùng ICAVIET nhìn lại các chính sách của Trump đã ban hành trước đây và đang được dự đoán sẽ khôi phục trong thời gian tới nhé!

Khôi phục và mở rộng chính sách Public Charge

Public Charge là thuật ngữ đánh giá liệu một người nhập cư có thể trở thành gánh nặng tài chính cho chính phủ Mỹ hay không.

Trước đây, Trump từng mở rộng định nghĩa Public Charge, đưa nhiều chương trình trợ cấp hơn vào tiêu chí đánh giá, bao gồm SSI, TANF, hầu hết các chương trình Medicaid, SNAP, trợ cấp tiền mặt của liên bang/tiểu bang/địa phương, chương trình hỗ trợ nhà ở,…

Các chính sách gánh nặng xã hội dự đoán sẽ được mở rộng trong tương lai
Các chính sách gánh nặng xã hội dự đoán sẽ được mở rộng trong tương lai

Theo đó, nếu người nhập cư/người được bảo lãnh có khả năng nhận các trợ cấp này vượt tổng thời gian nhất định và trở thành gánh nặng tài chính cho Mỹ trong tương lai, họ có thể bị từ chối cấp visa hoặc đơn chuyển diện.

Mặc dù chính sách này hiện nay đã được chính quyền Biden điều chỉnh, chỉ xem xét các trợ cấp tiền mặt (SSI, TANF) và chăm sóc dài hạn được chính phủ tài trợ, ông Trump có thể khôi phục lại chính sách như nhiệm kỳ trước đây khi trở lại.

Yêu cầu người được bảo lãnh chứng minh tài chính

Liên quan đến Public Charge, trước đây, ông Trump yêu cầu người được bảo lãnh cung cấp các thông tin về tài chính, tài sản, trình độ học vấn và khả năng tự lập thông qua các mẫu đơn sau:

Form I-944 (Declaration of Self-Sufficiency): cho người được bảo lãnh đang cư trú ở Mỹ và nộp cùng với Form I-485 (đơn chuyển diện)

Form DS-5540 (Public Charge Questionnaire): cho người được bảo lãnh đang cư trú ngoài nước Mỹ

Các đơn này hiện tại đã được loại bỏ, nhưng trong tương lai vẫn có thể được khôi phục nếu có sự thay đổi chính sách.

Thắt chặt yêu cầu bảo trợ tài chính

Các yêu cầu dành cho người bảo trợ tài chính trước đây được quy định rất chặt chẽ
Các yêu cầu dành cho người bảo trợ tài chính trước đây được quy định rất chặt chẽ

Trước đây, ông Trump thắt chặt và bổ sung các yêu cầu chứng minh tài chính của người bảo trợ tài chính (Sponsor). Một số đề xuất về yêu cầu bảo trợ tài chính năm 2020 dưới thời chính quyền Trump có thể kể đến như:

– Nếu người bảo lãnh (Petitioning Sponsor) nhận các trợ cấp cộng đồng trong vòng 36 tháng trước khi nộp Form I-864 (Đơn bảo trợ tài chính), USCIS có thể yêu cầu bổ sung thêm người đồng bảo trợ (Joint Sponsor) khác.

– Mở rộng cách tính Household Size (Quy mô hộ gia đình) khi nộp Form I-864 phải bao gồm tất cả những người mà người bảo trợ đã cam kết hỗ trợ trong các Form I-864 và I-864A, ngay cả khi họ chưa trở thành thường trú nhân, miễn là nghĩa vụ bảo trợ đối với họ vẫn còn hiệu lực.

– Yêu cầu người nộp Form I-864 và I-864A cung cấp tài liệu chứng minh tài chính chi tiết hơn, bao gồm: báo cáo tín dụng (Credit Report), điểm tín dụng (Credit Score) từ 580 trở lên, và báo cáo thuế liên bang trong 3 năm gần nhất.

– Yêu cầu người nộp Form I-864 và I-864A cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán).

Hiện nay, quy định đã được nới lỏng. Tuy nhiên, ông Trump vẫn có thể tái áp dụng các yêu cầu này khi quay trở lại.

Bắt buộc phỏng vấn khi chuyển diện

Trước đây, chính quyền Trump có một số thay đổi đối với yêu cầu phỏng vấn khi chuyển diện như sau:

– Yêu cầu phỏng vấn đối với gần như tất cả các trường hợp nộp Form I-485 (chuyển diện)

– Loại các diện việc làm và diện hôn phu/hôn thê ra khỏi danh sách được miễn phỏng vấn

Hiện nay, yêu cầu bắt buộc phỏng vấn đã được nới lỏng nhưng trong tương lai, chính quyền Trump có thể tiếp tục áp dụng chính sách như nhiệm kỳ trước.

Giới hạn chính sách miễn phỏng vấn Form I-751

Năm 2018, Trump siết chặt các tiêu chí miễn phỏng vấn với các đương đơn nộp Form I-751 để chuyển đổi thẻ xanh 2 năm lên 10 năm. Theo đó, viên chức USCIS có thể miễn phỏng vấn nếu:

– Có đủ bằng chứng chứng minh hôn nhân là thật, không nhằm mục đích gian lận nhập cư

– Đương đơn đã từng được USCIS phỏng vấn trước đó

– Không có dấu hiệu gian lận hoặc sai lệch thông tin trong Form I-751 và các bằng chứng nộp kèm

– Không có vấn đề hoặc tình tiết phức tạp cần phỏng vấn để làm rõ

Các chính sách miễn phỏng vấn được dự đoán sẽ siết chặt hơn
Các chính sách miễn phỏng vấn được dự đoán sẽ siết chặt hơn

Từ năm 2022 đến nay, tiêu chí miễn phỏng vấn đối với các đương đơn chuyển đổi thẻ xanh 2 năm lên 10 năm được mở rộng và linh hoạt hơn, cho phép miễn phỏng vấn khi:

– Đương đơn đáp ứng đầy đủ các điều kiện, có đủ bằng chứng, không có dấu hiệu gian lận, sai lệch thông tin, tiền án tiền sự,…

– Loại bỏ tiêu chí bắt buộc phỏng vấn đối với trường hợp người nhập cư có thẻ xanh 2 năm thông qua xử lý lãnh sự (như CR1, CR2, K1,…).

Tuy nhiên, các quy định nghiêm ngặt về việc miễn phỏng vấn có thể được tái áp dụng khi ông Trump trở lại.

Giảm số lượng visa diện F được cấp

Dưới thời Trump, số lượng visa định cư được cấp biến động mạnh. Năm 2020, do COVID-19 và chính sách hạn chế nhập cư, Việt Nam nhận được 14,850 visa cho các diện F.

Dưới thời Biden, số visa giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ 2,857 visa vào năm 2021 do tồn đọng hồ sơ và hạn chế nhập cư từ thời Trump nhưng sau đó nhanh chóng tăng lên và ổn định trở lại. Trong năm 2023, số lượng visa diện F cấp cho Việt Nam đã tăng lên 18,882 visa sau khi các quy định được nới lỏng.

Nếu ông Trump trở lại và tái áp dụng các chính sách trước đây, số lượng visa định cư được cấp có thể giảm đáng kể.

Tóm tắt các chính sách di trú có thể khôi phục

Chính sách Thời Trump 1.0
(2017 – 2021)
Hiện nay Thời Trump 2.0
(2024 – 2028)
Public Charge
(Gánh nặng xã hội)
Đưa nhiều chương trình trợ cấp cộng đồng (trợ cấp tiền mặt và không tiền mặt) vào phạm vi xem xét Chỉ tính các chương trình trợ cấp tiền mặt hoặc hỗ trợ y tế dài hạn Chính sách mở rộng có thể quay lại
NĐBL chứng minh tài chính Yêu cầu cung cấp Form I-944 hoặc DS-5540 Không cần chứng minh tài chính Các Form I-944 và DS-5540 có thể được yêu cầu trở lại
Bảo trợ tài chính Thắt chặt yêu cầu dành cho người bảo trợ Nới lỏng các quy định cho người bảo trợ Các chính sách cũ có thể được khôi phục
Phỏng vấn Form I-485 Yêu cầu phỏng vấn đối với gần như tất cả các trường hợp Chính sách miễn phỏng vấn linh hoạt hơn Các chính sách cũ có thể được khôi phục
Phỏng vấn Form I-751 Thu hẹp các trường hợp được miễn phỏng vấn Chính sách miễn phỏng vấn linh hoạt hơn Các chính sách cũ có thể được khôi phục
Số lượng visa diện F được cấp Giảm, tồn đọng nhiều hồ sơ Ổn định, quy trình xét duyệt được nới lỏng Có khả năng giảm nếu các quy định được siết chặt

Viết tắt NĐBL: Người được bảo lãnh

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin tham khảo dựa trên các chính sách di trú trước đây và những dự đoán về các chính sách có khả năng được khôi phục trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.

Sắp tới, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong chính sách di trú, ICAVIET sẽ tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin đến bạn.

Lưu ý: Các thông tin trong bài viết được cập nhật đến ngày 9 tháng 1 năm 2025

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tư vấn hồ sơ định cư

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Scroll to Top