Khám sức khỏe xuất cảnh là thủ tục bắt buộc trước khi sang Mỹ định cư. Dưới đây là những điều cần quan tâm trước khi khám sức khỏe xuất cảnh, hãy cùng ICAVIET tìm hiểu để chuẩn bị tốt nhất nhé!
Khám sức khỏe xuất cảnh ở đâu?
Bạn có thể chọn khám sức khỏe xuất cảnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc IOM (Tổ chức Di cư Quốc tế). Tuy nhiên, nếu như bị yêu cầu thử đàm thì bạn sẽ cần phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thực hiện.
Phí khám sức khoẻ xuất cảnh
Vừa qua, bệnh viện Chợ Rẫy và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã đưa ra thông báo về việc tăng phí khám sức khỏe xuất cảnh. Kể từ ngày 01/10/2024, mức phí mới sẽ chính thức được áp dụng, cụ thể như sau:
Cần lưu ý những gì khi chuẩn bị cho việc khám sức khỏe xuất cảnh?
Các trường hợp thông thường
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau để tránh bị yêu cầu xét nghiệm/tiêm ngừa lại:
-
-
-
- Hồ sơ khám sức khoẻ trước đây (nếu có): hồ sơ khám bệnh gan, tim, thận, phổi,… và toa thuốc đang điều trị.
- Hồ sơ tiêm ngừa trước đây (nếu có): sổ tiêm ngừa cúm, sởi – quai bị – Rubella, viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu,…
- Đối với trẻ nhỏ dưới 06 tuổi, quá trình tiêm ngừa cho trẻ sẽ khó khăn hơn nhiều so với người lớn. Bạn hãy lưu ý nhớ mang theo sổ tiêm ngừa của trẻ đầy đủ để tránh cho trẻ không phải tiêm lại.
-
-
Trước khi đi khám:
-
-
- Bạn có thể ăn uống bình thường.
- Nên tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích, đồng thời cũng nên tránh thức khuya.
- Không nên đi khám khi nhận thấy cơ thể đang có dấu hiệu ốm yếu, suy nhược.
- Theo kinh nghiệm dân gian từ nhiều khách hàng mở hồ sơ định cư tại ICAVIET đã khám sức khỏe thành công, mỗi ngày bạn nên uống 01 trái dừa, nên bắt đầu từ khoảng 03 tháng trước ngày khám sức khỏe xuất cảnh. Bạn nên đặc biệt lưu ý cách này nếu như trước đây đã từng điều trị lao phổi, Covid-19,… Kiên trì thực hiện sẽ giúp phổi trong hơn và hạn chế việc bị yêu cầu thử đàm.
-
Lưu ý thêm:
-
-
- Chú ý không đeo trang sức đắt tiền, mang nhiều tiền hay đồ đạc quý giá.
- Đối với nữ, tóc cần được buộc cao, gọn gàng và không che cổ.
- Trả kết quả: Hồ sơ sức khỏe các diện định cư được làm trên web (eMedical) – khi có kết quả sẽ nhận tờ “Information Sheet” qua email để mang theo khi đi phỏng vấn. Riêng đối với visa diện K1 sẽ nhận hồ sơ giấy – niêm phong.
-
Các trường hợp đặc biệt:
-
-
- Người trên 60 tuổi hay những người đang mắc các bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về gan, thận,… nên nhịn uống nước ngọt, cà phê khoảng 06 giờ trước khi đi khám để khi được bác sĩ chỉ định thì có thể xét nghiệm máu, nước tiểu được ngay.
- Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần phải có cha/mẹ hoặc người giám hộ đi cùng và bắt buộc khám sức khỏe trước rồi mới thực hiện tiêm ngừa.
-
-
-
- Phụ nữ đang mang thai cần lưu ý chủ động thông báo cho nhân viên tiếp nhận để được hướng dẫn áp dụng các biện pháp đặc biệt bảo vệ thai nhi khi tiêm ngừa và chụp phim X – quang.
-
-
-
- Người trên 70 tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe, thương tật cũng nên lưu ý thông báo trước với bác sĩ để được ưu tiên khám trước.
-
Tại sao bị yêu cầu thử đàm?
Trong quá trình tiến hành chụp phim X-quang phổi của bạn, nếu bác sĩ thấy có vết mờ (sẹo hoặc dấu vết do sẹo còn để lại) và nghi ngờ là lao phổi, thì sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu đàm để thực hiện nuôi cấy và xét nghiệm.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh vì đa số các ca thử đàm đều cho kết quả âm tính. Hãy đọc kỹ hướng dẫn dưới đây và chuẩn bị thật tốt cho việc thử đàm nhé!
Cần chuẩn bị những gì khi bị yêu cầu thử đàm?
Trước ngày thử đàm:
Uống nhiều nước ấm, có thể uống thêm thuốc long đàm từ 02 ngày trước ngày thử đàm (nếu cần).
Lưu ý: buổi sáng ngày thử đàm, bạn không dùng dung dịch súc miệng khi vệ sinh răng miệng, không được ăn uống (có thể uống nước ấm).
Trong buổi thử đàm
Bạn cần chuẩn bị và mang theo những giấy tờ quan trọng sau đây:
-
-
- Hộ chiếu (nếu để quên hộ chiếu ở nhà, bạn có thể dùng căn cước công dân hoặc bằng lái xe để thay thế).
- Giấy hẹn thử đàm.
-
Sau khi nhận lọ đựng mẫu, bạn sẽ cần súc miệng, nên lưu ý:
-
-
- Cần dùng nước lọc trong bình để súc miệng, không lấy nước ở vòi lavabo để súc miệng.
- Không mở lọ đựng đàm trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm bẩn.
-
Khi khạc đàm: hít thở 2 lần thật sâu.
-
-
- Lần đầu: bạn cần hít hơi vào thật sâu, sau đó nín thở khoảng 05 giây và bắt đầu thở ra chầm chậm.
- Lần thứ hai: hít hơi vào thật sâu và ho mạnh cho đến khi cảm nhận được đã có đàm trong miệng.
- Khi ho, bạn phải luôn thực hiện che miệng bằng khăn giấy.
- Sau khi có đàm trong miệng, bạn hãy mở nắp lọ đựng mẫu, đặt ở môi dưới, rồi nhẹ nhàng nhổ hết đàm vào trong lọ.
- Bạn cần tiếp tục thực hiện như hướng dẫn bên trên cho đến khi nhân viên y tế xác nhận mẫu đàm của bạn đạt yêu cầu.
- Bạn sẽ cần lấy đủ 02 hay 03 mẫu đàm trong 03 ngày liên tiếp hoặc có thể hơn nếu mẫu đàm chưa đạt yêu cầu.
-
Bao lâu thì có kết quả thử đàm?
Thông thường, thời gian trả lời kết quả thử đàm sẽ rơi vào khoảng 8 – 10 tuần.
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm về chuẩn bị cho quá trình khám sức khỏe xuất cảnh mà ICAVIET đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn và gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất để việc khám sức khỏe xuất cảnh diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.