Hàng năm, có khoảng 23.400 người qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh con có gia đình (diện F3). Diện này cho phép vợ chồng và con dưới 21 tuổi (tuổi CSPA) đi cùng với đương đơn chính.
Các lưu ý về hồ sơ bảo lãnh con có gia đình qua Mỹ định cư
1/ Để mở hồ sơ bảo lãnh con có gia đình, người bảo lãnh cần phải có quốc tịch Mỹ. Thường trú nhân không được phép bảo lãnh con có gia đình.
2/ Nếu trong quá trình làm hồ sơ bảo lãnh, người được bảo lãnh li hôn hoặc người vợ/chồng người được bảo lãnh qua đời thì hồ sơ được phép chuyển sang diện F1, công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi. Thời gian chờ hồ sơ sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 6 – 7 năm.
Thời gian chờ bảo lãnh:
Thời gian chờ đợi từ lúc nộp hồ sơ đến khi phỏng vấn trung bình thường khoảng 12 – 13 năm.
Liên hệ ICAVIET để hiểu rõ về thủ tục và lựa chọn giải pháp tốt nhất
Với diện bảo lãnh con có gia đình, người bảo lãnh thường đã lớn tuổi nên thời gian là yếu tố rất quan trọng để mang lại thành công cho hồ sơ. Nếu người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh chính qua đến Mỹ thì hồ sơ sẽ bị hủy, việc xin phục hồi sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Dù vậy, qua nhiều năm làm hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ, chúng tôi thấy nhiều trường hợp hồ sơ bị chậm trễ không cần thiết, đặc biệt ở giai đoạn NVC vì rất nhiều nơi chờ hồ sơ được mở mới thông báo cho người bảo lãnh chuẩn bị.
Với các hồ sơ bảo lãnh con độc thân ở ICAVIET, chúng tôi luôn theo dõi và báo trước cho người bảo lãnh để có thời gian chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, khi NVC mở hồ sơ để làm thủ tục bảo trợ tài chính thì có thể hoàn thành trong chỉ vài ngày. Đặc biệt, ICAVIET có thể hỗ trợ hoàn tất ngay lần đầu tiên, không phải nộp đi nộp lại nhiều lần, mất thời gian chờ.
ICAVIET sẽ hỗ trợ các hồ sơ bảo lãnh con có gia đình để chuẩn bị chu đáo bằng chứng mối quan hệ và phỏng vấn thành công ngay lần đầu tiên tại Lãnh sự quán Mỹ.
Các bước của hồ sơ bảo lãnh con có gia đình
Bước 1: Nộp hồ sơ bảo lãnh con có gia đình lên USCIS
Người bảo lãnh và người được bảo lãnh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và các bằng chứng mối quan hệ theo yêu cầu của Sở Di trú Mỹ (USCIS).
Người bảo lãnh nộp hồ sơ và đóng phí bảo lãnh cho USCIS.
Phí bảo lãnh đóng cho USCIS ở giai đoạn này là $675 (nộp file giấy) hoặc $625 (nộp online).
– Nếu chấp thuận, USCIS sẽ gửi thông báo chấp nhập hồ sơ bảo lãnh (mẫu I797) cho người bảo lãnh, sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ sang NVC – Trung tâm thị thực quốc gia để tiếp tục quá trình giải quyết hồ sơ bảo lãnh con có gia đình F3.
– Nếu từ chối/yêu cầu bổ sung: USCIS sẽ gửi thông báo đến người bảo lãnh, căn cứ vào thông báo đó, người bảo lãnh bổ sung các yêu cầu cần thiết để tiếp tục quá trình bảo lãnh.
Thời gian giải quyết hồ sơ tại USCIS là khác nhau tùy theo mỗi Trung tâm xử lý.
Bước 2: Hồ sơ chuyển qua NVC
Sau khi hồ sơ được chuyển qua NVC (Trung tâm thị thực quốc gia), hồ sơ sẽ được cấp một mã mới để theo dõi tại NVC, thường bắt đầu bằng chữ HCM20xxxxxxxx.
Hồ sơ bảo lãnh con có gia đình cần phải đợi lịch mở do NVC công bố hàng tháng.
Khi hồ sơ đến lịch mở, NVC sẽ gửi thông tin điện tử của hồ sơ về người bảo lãnh để tiến hành đóng phí mở hồ sơ và làm thủ tục bảo trợ tài chính.
Phí mở hồ sơ nộp cho NVC ở giai đoạn này bao gồm:
– Phía Người bảo lãnh: nộp 120$.
– Phía Người được bảo lãnh: nộp 325$/đương đơn.
Thời gian giải quyết hồ sơ ở giai đoạn NVC thường kéo dài khoảng 1-3 tháng – tuỳ thời điểm, tuy nhiên, nếu hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu của NVC và liên tục nhận Checklist, hồ sơ bảo lãnh có thể chậm trễ cả năm hoặc hơn
Các thắc mắc thường gặp ở Giai đoạn này là:
– Thu nhập bao nhiêu để đủ bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh?
– Nếu thu nhập không đủ thì làm sao để có thể tiếp tục hồ sơ bảo lãnh?
Bước 3: Phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ
Hồ sơ hoàn tất các thủ tục về bảo trợ tài chính và dân sự tại NVC sẽ nhận được thư hoàn tất từ NVC, sau đó NVC sẽ chuyển hồ sơ về Lãnh sự quán Mỹ.
Khi lịch Visa Bulletin vượt qua ngày ưu tiên, NVC sẽ gửi thư mời phỏng vấn cho người được bảo lãnh để tiến hành các bước cuối cùng trong quá trình bảo lãnh định cư Mỹ, bao gồm:
– Khám sức khỏe tại IOM hoặc Bệnh viện chợ Rẫy, khoa khám Xuất Cảnh.
– Chích ngừa tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế.
– Phỏng vấn theo lịch hẹn của Lãnh sự Quán Mỹ.
Lưu ý:
Trước ngày phỏng vấn, người được bảo lãnh phải đăng ký địa chỉ nhận Visa.
Ngày phỏng vấn, người được bảo lãnh phải cầm theo các giấy tờ bản chính đã nộp lên NVC trước đó.
Các điểm khó khăn ở giai đoạn này thường gặp là:
- Nếu cập nhật hồ sơ tài chính năm gần nhất và những giấy tờ đã hết hạn sẽ nhận giấy xanh của Lãnh sự quán để bổ sung.
- Không chuẩn bị đủ hồ sơ và bằng chứng mối quan hệ cần thiết nên phải nhận giấy xanh của Lãnh sự quán để bổ sung.
Các lưu ý về bằng chứng mối quan hệ của hồ sơ bảo lãnh con có gia đình
Các giấy tờ, bằng chứng mối quan hệ của hồ sơ bảo lãnh con có gia đình diện F3 phải được sắp xếp rõ ràng, bao gồm:
– Các giấy dân sự như: khai sinh, kết hôn,… lưu ý các giấy tờ này phải rõ ràng, không quá mờ – hoặc thiếu các mộc đỏ của cơ quan Chính Phủ.
– Các hình ảnh chung giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
– Hình của người bảo lãnh gần ngày phỏng vấn nhất để viên chức xác nhận người bảo lãnh vẫn còn sống.
– Các bằng chứng mối quan hệ khác như Sổ gia đình công giáo, Sổ hộ khẩu v.v.
Kinh nghiệm của ICAVIET
Với kinh nghiệm thực tế tại cộng đồng hơn 72.000 gia đình đang làm hồ sơ bảo lãnh, các chuyên viên ICAVIET có thể tư vấn và hỗ trợ:
– Nộp hồ sơ bảo lãnh cha mẹ nhanh chóng và chính xác, đáp ứng đầy đủ các quy định của chính phủ Mỹ ngay từ lần đầu.
– ICAVIET đã xây dựng thành công phần mềm theo dõi hồ sơ bảo lãnh dựa trên công nghệ độc quyền nên đảm bảo hồ sơ bảo lãnh con có gia đình luôn được theo dõi và giám sát tiến độ tốt, không lãng phí thời gian chờ đợi.
– Hướng dẫn xử lý các vấn đề khó khăn riêng biệt theo mỗi tình huống khác nhau của hồ sơ bảo lãnh con có gia đình.