05 Sai lầm phổ biến khi làm hồ sơ bảo lãnh vợ chồng

Khi có hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ định cư, chúng ta đều rất mong hồ sơ sẽ thuận lợi, nhanh chóng phỏng vấn và có visa qua Mỹ để đoàn tụ với vợ chồng. Tuy nhiên, có một số sai lầm trong việc chuẩn bị khiến việc phỏng vấn không thành công. Hãy cùng ICAVIET tìm hiểu nhé!

Thứ nhất: Không lưu giữ bằng chứng vợ chồng

Bằng chứng mối quan hệ có thể bao gồm tin nhắn, quà tặng, ảnh chụp chung, ảnh screenshot. 

Có rất nhiều đôi vợ chồng nói chuyện với nhau mỗi ngày, nhưng không lưu lại các bằng chứng mối quan hệ, đến khi phỏng vấn thì không có bằng chứng để chứng minh với Lãnh sự quán Mỹ về mối quan hệ này là thật.

Thứ nhất: Không lưu giữ bằng chứng vợ chồng

 

Thứ hai: Bằng chứng quá thừa, nhưng lại quá thiếu

Có những trường hợp người bảo lãnh lưu rất nhiều hình ảnh, nhưng chỉ bao gồm các Album đám cưới, còn những thời gian khác thì không lưu lại.

Một số trường hợp khác, bằng chứng chỉ bao gồm tin nhắn qua điện thoại của 2 vợ chồng, ngoài ra không có bất kỳ tương tác nào với gia đình, bạn bè của 2 bên. 

Điều này làm cho viên chức Lãnh sự quán dễ dàng nghi ngờ của mối quan hệ. 

Bộ bằng chứng mạnh phải bao gồm đủ các dạng tương tác: tin nhắn, video call, quà tặng, bài đăng Facebook; đủ mối quan hệ xung quanh và kéo dài từ lúc bắt đầu mối quan hệ đến khi phỏng vấn, lưu ý là đến khi phỏng vấn chứ không chỉ đến khi nộp hồ sơ bảo lãnh.

Thứ hai: Bằng chứng quá thừa, nhưng lại quá thiếu

 

Thứ ba: Không đủ thông tin cá nhân của nhau

Có những trường hợp người bảo lãnh là đã từng ly hôn trước đây và người được bảo lãnh tế nhị không hỏi đến khoảng thời gian đó.  

Ở buổi phỏng vấn, khi viên chức Lãnh sự quán hỏi về người vợ/chồng trước thì lúng túng, trả lời sai thông tin nên đủ thuyết phục Lãnh sự quán để nhận Visa.

Thứ ba: Không đủ thông tin cá nhân của nhau

 

Thứ tư: Bỏ sót hồ sơ của người con đi kèm

Diện công dân Mỹ bảo lãnh vợ/chồng được ưu tiên xử lý hơn so với thường trú nhân. Tuy nhiên, nếu người được bảo lãnh có con đi kèm thì phải mở thêm hồ sơ bảo lãnh riêng diện CR2/IR2. 

Rất nhiều hồ sơ đã bỏ quên điều này, chỉ mở hồ sơ cho mẹ. Đến khi USCIS chấp thuận xong thì mới nộp cho con, dẫn đến thời gian phỏng vấn của 2 mẹ con có thể lệch nhau cả năm trời, rơi vào tình thế khó khăn.

Thứ tư: Bỏ sót hồ sơ của người con đi kèm

 

Thứ năm: Bảo lãnh vợ chồng không chỉ có nộp hồ sơ

Nhiều dịch vụ chỉ nộp hồ sơ bảo lãnh và hoàn tất bảo trợ tài chính ở NVC là kết thúc. 

Người vợ/chồng được bảo lãnh bên Việt Nam phải tự xoay xở để ở giai đoạn hồ sơ về Lãnh sự quán, chuẩn bị cho phỏng vấn. 

Thật sự, giai đoạn phỏng vấn ở Lãnh sự quán quyết định đến 80% thành công của hồ sơ, vì bước này có rất nhiều việc cần phải chuẩn bị, không chỉ đơn giản là có mặt ở ngày phỏng vấn là đậu. 

Thứ năm: Bảo lãnh vợ chồng không chỉ có nộp hồ sơ

 

Lời kết

Người bảo lãnh vốn rất bận rộn công việc theo nhịp sống Mỹ, người được bảo lãnh thì không rành thủ tục, không biết chuẩn bị như thế nào để hồ sơ phỏng vấn thành công ngay lần đầu. 

Do đó, việc nắm rõ những sai lầm thường gặp này sẽ giúp bạn 

Vì vậy chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ chồng của bạn luôn được suôn sẻ và thành công! 

Bài viết liên quan

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tư vấn hồ sơ định cư

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Bài viết mới nhất

    Scroll to Top