+1 253 343 5988

Hồ sơ được chấp thuận nhưng người bảo lãnh qua đời, thì phải làm gì ?

Khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận, nếu như người bảo lãnh qua đời không có nghĩa hồ sơ đó bị chấm dứt mà thay vào đó, đương đơn có thể thực hiện quá trình “Humanitarian Reinstatement (“cứu xét nhân đạo”).

HUMANITARIAN REINSTATEMENT:

A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:

Khi Người bảo lãnh qua đời chúng ta có thể tiến hành quá trình “Humanitarian Reinstatement”, nhưng quá trình này chỉ có thể được yêu cầu bởi ĐƯƠNG ĐƠN CHÍNH (Người được bảo lãnh) khi hồ sơ bảo lãnh I-130 đã được CHẤP THUẬN (Approved) tại USCIS.

Đối với trường hợp hồ sơ chưa được chấp thuận thì tham khảo thêm tại: Basic Eligibility for Section 204(l) Relief for Surviving Relatives. Bài viết xoay quanh những hồ sơ đã được chấp thuận.

Hồ sơ được chấp thuận nhưng người bảo lãnh qua đời, thì phải làm gì ?

Sau khi Người bảo lãnh qua đời thì vẫn có thể tiếp tục hồ sơ bảo lãnh.

Khi người bảo lãnh qua đời, đương đơn chính phải nộp:

01. Đơn bảo trợ tài chính I-864 từ người bảo trợ thay thế.

02. Đơn I-864W xin miễn trừ nộp form I-864.

Điều kiện để làm Người bảo trợ thay thế:

01. Người bảo trợ thay thế là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ.

02. Tại thời điểm nộp đơn Người bảo trợ thay thế ít nhất 18 tuổi.

03. Người bảo trợ thay thế là vợ/chồng, cha/mẹ, cha/mẹ chồng, cha/mẹ vợ, anh chị em ruột, con trai, con gái, con dâu, con rể, anh chị em dâu/rể, ông bà, cháu nội/ngoại CỦA ĐƯƠNG ĐƠN CHÍNH.

Quá trình xét duyệt này hoàn toàn dựa trên cảm tính và xem xét cá nhân (không dựa theo điều luật). Tuy nhiên, USCIS vẫn sẽ xem xét tổng thể yếu tố thuận lợi và bất lợi của yêu cầu xin cứu xét, sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Hồ sơ được chấp thuận nhưng người bảo lãnh qua đời, thì phải làm gì ?

Thời gian xem xét của hồ sơ nhân đạo rất lâu.

B. HƯỚNG DẪN XIN CỨU XÉT:

Không có form mẫu hay lệ phí cho việc cứu xét này. Đương đơn chính phải viết thư xin cứu xét + bằng chứng gửi đến văn phòng USCIS LÚC ĐẦU CHẤP THUẬN HỒ SƠ (hồ sơ được approved ở office nào thì gửi đến office đó).

Các thông tin cần liệt kê:

01. Họ và tên đương đơn chính.

02. Họ và tên người bảo lãnh qua đời.

03. Receipt Number.

04. Số A# (Registration Number trên thư phỏng vấn hoặc visa).

05. Giấy chứng tử của người bảo lãnh (dịch thuật tiếng Anh).

06. Đơn I-864 mới hoặc I-864W.

07. Bằng chứng hỗ trợ cho việc cứu xét:

Các bằng chứng hỗ trợ cho việc cứu xét bao gồm:

a. Ảnh hưởng đối với người thân ở Mỹ khi người thân qua đời.

b. Những bận tâm về sức khoẻ, tuổi tác.

c. Đã từng ở Mỹ hợp pháp trong thời gian dài.

d. Sự gắn bó/thiếu sự gắn bó với quê hương.

e. Những yếu tố khác (Do sự chậm trễ xử lý của chính quyền,…).

d. Bất cứ yếu tố có lợi nào cho việc xin cứu xét kèm bằng chứng cụ thể.

Lưu ý: Đối với những hồ sơ đã đáo hạn nhưng chưa hoàn tất, NBL gặp tình trạng nguy cấp _ Gọi thẳng NVC tại +1 (603) 334-0700 hoặc gửi email: NVC Expedite@state.gov trình bày tình trạng + bằng chứng. Nếu thuyết phục được NVC thì sẽ được NVC và Lãnh sự xúc tiến hồ sơ, tiến hành phỏng vấn sớm.

Hồ sơ được chấp thuận nhưng người bảo lãnh qua đời, thì phải làm gì ?

Vẫn có cơ hội cho trường hợp hồ sơ bảo lãnh có người bảo lãnh qua đời.

Đối với các hồ sơ được chấp thuận nhưng người bảo lãnh qua đời thì cơ bản chúng ta có thể xử lý theo các quy trình ở trên, tuy nhiên, mỗi hồ sơ đều khác nhau và cần có phương án xử lý riêng biệt. Nên tốt nhất, nếu anh chị không may rơi vào tình huống này thì vẫn nên tìm đến những người có kinh nghiệm để xử lý hoặc liên hệ ICAVIET.

Đừng từ bỏ hy vọng, mọi sự cố gắng đều sẽ mang lại kết quả tốt đẹp!

Bài viết liên quan

Tìm kiếm

Bài viết nổi bật

Tư vấn hồ sơ định cư

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    Bài viết mới nhất

    Scroll to Top