+1 253 343 5988

Các lỗi thường gặp khi làm hồ sơ bảo lãnh gia đình định cư Mỹ

Các diện bảo lãnh gia đình định cư Mỹ thường có thời gian chờ đợi lâu, thậm chí có thể kéo dài đến 15 năm. Vì vậy, chúng ta ai cũng đều mong muốn quá trình mở hồ sơ bảo lãnh được thuận lợi để sớm đoàn tụ cùng người thân ở xứ cờ hoa.

Tuy nhiên, là quản trị viên của Group Luật di trú và Cuộc sống Mỹ với hơn 76.000 thành viên, ICAVIET nhận thấy có một số lỗi thường gặp trong quá trình bảo lãnh khiến hồ sơ kéo dài hơn dự kiến hoặc bị từ chối. Cùng ICAVIET tìm hiểu ngay dưới đây để tránh mắc phải các lỗi tương tự nhé!

Bảo lãnh định cư Mỹ cùng ICAVIET
Bảo lãnh định cư Mỹ cùng ICAVIET

Các giai đoạn bảo lãnh định cư Mỹ

Trước tiên, bạn cần nắm rõ các giai đoạn khi mở hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ. Đa số các diện bảo lãnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính:

1. Hồ sơ ở USCIS (Sở di trú): Nộp hồ sơ bảo lãnh lên Sở di trú Mỹ

2. Hồ sơ ở NVC (Trung tâm Thị thực Quốc gia): Thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, làm các thủ tục bảo trợ tài chính.

3. Hồ sơ ở Lãnh sự quán: Phỏng vấn visa tại Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam.

Các lỗi thường gặp khi làm hồ sơ bảo lãnh gia đình sang Mỹ

1. Không lưu giữ biên nhận của USCIS

Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ và đóng phí theo yêu cầu, USCIS sẽ gửi thư I-797C, bao gồm mã biên nhận (Receipt Number) và ngày ưu tiên (Priority Date).

Mã biên nhận và ngày ưu tiên trên thư I-797C

Mã biên nhận có 13 ký tự, bao gồm 3 chữ cái đầu và 10 chữ số, được dùng để tra cứu tình trạng hồ sơ ở giai đoạn USCIS.

Ngày ưu tiên là ngày hồ sơ của bạn được tiếp nhận. Hàng tháng, bạn cần theo dõi lịch visa, sau đó so sánh ngày ưu tiên với lịch mở hồ sơ ở bảng B và lịch phỏng vấn ở bảng A.

Ở bảng B của lịch visa: Nếu lịch mở vượt qua ngày ưu tiên trên hồ sơ, bạn cần nộp phí và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ để nộp lên NVC.

Ở bảng A của lịch visa: Nếu lịch phỏng vấn vượt qua ngày ưu tiên trên hồ sơ (đáo hạn), bạn sẽ nhận được thư phỏng vấn và các bé sẽ được khoá tuổi CSPA.

Các thông tin này rất quan trọng trong quá trình mở hồ sơ bảo lãnh gia đinh sang Mỹ. Vì vậy, bạn cần giữ kỹ thư I-797C, đặc biệt với các diện có thời gian chờ nhiều năm như F3, F4

2. Không cập nhật, đăng nhập hồ sơ ở giai đoạn NVC

Khi hồ sơ ở NVC, bạn cần chờ lịch mở qua ngày ưu tiên để tiến hành đăng nhập và kiểm tra tình trạng hồ sơ. Để đăng nhập hồ sơ, bạn sẽ cần có NVC Case Number (HCM20xxxxxxxx) và Invoice ID Number (IVSCAxxxxxxxxxx).

Ở giai đoạn NVC, có nhiều trường hợp không nhận được Invoice ID Number mà chỉ nhận được NVC Case Number. Lúc này, bạn cần phải chờ lịch mở qua ngày ưu tiên, sau đó liên hệ với NVC để lấy Invoice ID Number. Nếu lịch mở qua ngày ưu tiên quá lâu mà hồ sơ không tiến hành, NVC có thể huỷ hồ sơ.

Ngoài ra, do không để ý hoặc giao hẳn cho văn phòng luật sư/dịch vụ mà nhiều hồ sơ bảo lãnh gia đình định cư Mỹ bị thiếu giấy tờ nhưng để lâu, không bổ sung cũng sẽ bị hủy. 

Bạn cũng nên chủ động đăng nhập và kiểm tra tình trạng hồ sơ ít nhất mỗi năm 1 lần để tránh việc hồ sơ bị tạm đóng khi quá lâu không đăng nhập.

Website kiểm tra tình trạng hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ
Website kiểm tra tình trạng hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ

Link kiểm tra tình trạng hồ sơ: https://ceac.state.gov/IV/Login.aspx 

3. Không kiểm tra email thường xuyên, dẫn đến lỡ lịch hẹn phỏng vấn

Thư mời phỏng vấn sẽ được gửi đến bạn thông qua email. Vì vậy, ngay sau khi lịch visa vượt qua ngày ưu tiên, bạn nên thường xuyên kiểm tra email để tránh bị lỡ lịch hẹn phỏng vấn.

Nếu làm hồ sơ qua dịch vụ, bạn hãy nhắc họ thêm email của bạn vào hệ thống để cùng nhận thư mời phỏng vấn nhé!

Nên thường xuyên kiểm tra email để không bỏ sót lịch hẹn phỏng vấn
Nên thường xuyên kiểm tra email để không bỏ sót lịch hẹn phỏng vấn

4. Không lưu giữ bằng chứng mối quan hệ

Với các diện bảo lãnh cha mẹ, con, anh/chị/em sang Mỹ định cư, Lãnh sự quán thường không yêu cầu quá nhiều bằng chứng như diện vợ/chồng. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị đầy đủ bằng chứng, bạn vẫn có thể bị yêu cầu bổ sung thêm hoặc xét nghiệm DNA, làm kéo dài thời gian bảo lãnh.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng chứng minh mối quan hệ như ảnh gia đình chụp chung, học bạ, sổ hộ khẩu, quà tặng,…

Bạn nên chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ
Bạn nên chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ

5. Không nắm rõ thông tin về người bảo lãnh

Khi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi các câu hỏi liên quan đến người bảo lãnh, thậm chí cả người đồng bảo trợ tài chính. Vì vậy, bạn nên nắm thật kỹ những thông tin quan trọng về người bảo lãnh, đồng thời tập dợt trước các câu hỏi để tránh trả lời ấp úng và khiến Lãnh sự quán nghi ngờ về mối quan hệ của bạn.

6. Thông tin trên giấy tờ không thống nhất

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên kiểm tra xem các thông tin như họ tên, nơi sinh, ngày tháng năm sinh… trên giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn và các giấy tờ khác đã trùng khớp với nhau chưa để tránh việc các thông tin không thống nhất.

7. Nộp giấy tờ không đúng yêu cầu của Lãnh sự quán

Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và sắp xếp thành từng bộ rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập lấy giấy tờ vài lần tại nhà cho quen tay để không bị lúng túng trong buổi phỏng vấn.

Chia hồ sơ thành từng bộ sẽ giúp bạn lấy giấy tờ nhanh hơn trong buổi phỏng vấn
Chia hồ sơ thành từng bộ sẽ giúp bạn lấy giấy tờ nhanh hơn trong buổi phỏng vấn

Bạn có thể tham khảo danh sách các giấy tờ được yêu cầu mang theo trong ngày phỏng vấn theo hướng dẫn của Lãnh sự quán để không bị sót nhé!

Lời kết

Với các thông tin trên, ICAVIET hy vọng bạn đã nắm rõ các lỗi phổ biến khi mở hồ sơ các diện bảo lãnh gia đình sang Mỹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến định cư và di trú Mỹ, đừng ngần ngại liên hệ với ICAVIET để được giải đáp và hỗ trợ ngay nhé!

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết mới nhất

Scroll to Top